Tắt Quảng Cáo [X]

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Top 5 tuyển thủ gây ấn tượng nhất tại Rift Rivals 2017 – NA/EU


Đây là những tuyển thủ đã thi đấu ấn tượng nhất tại giải đấu Rift Rivals - NA/EU vừa diễn ra tuần qua...
maxresdefault
Giải đấu Rift Rivals 2017 – khu vực NA vs EU đã kết thúc với chức vô địch được mang về Bắc Mỹ, nhưng những dư âm và cảm xúc mà nó để lại trong lòng người hâm mộ vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Hãy cùng LM360 điểm lại 5 gương mặt đã mang đến những sự thú vị và gây ấn tượng nhất tại giải đấu lần này.

Dennis “Svenskeren” Johnsen

35669641531_9dfc898582_z
Tuyển thủ đi rừng của Team Solomid chính là người đã có được danh hiệu MVP của trận Chung kết. Mặc dù thường xuyên bị người hâm mộ phàn nàn về việc hiếm khi giữ được sự ổn định trong các giải đấu nhưng chúng ta không thể phủ nhận được tài năng của ngôi sao người Đan Mạch này.
Tình huống cướp Baron nhân tiện “sút” gục Exileh của Sven.
Anh thường xuyên có những pha di chuyển để tìm kiếm lợi thế cho đồng đội ở các khu vực đường. Lượng tướng đã sử dụng của Sven ở giải đấu này là tương đối đa dạng, từ những tướng cơ động và có sát thương cực cao như Kha’zix, Lee Sin, Elise cho tới cỗ máy mở giao tranh là Gragas .
Kha’zix của Sven huỷ diệt UOL.

Yiliang “Doublelift” Peng

Doublelift RR
WildTurtle không phải là một xạ thủ kém, nhưng thật sự một cá tính đặc biệt như Doublelift mới là xạ thủ có thể nâng tầm cho Team Solomid. Giải đấu quốc tế đầu tiên sau khi trở lại thi đấu cho TSM của Doublelift nhìn chung là tương đối thành công. Với những lựa chọn tương đối phổ biến ở meta hiện nay như Caitlyn hay Ashe, Doublelift đã có những tình huống bắn rất tốt cả ở giai đoạn đi đường cũng như trong các pha giao tranh lớn.
Một trong những pha bắn Đại Băng Tiễn đẹp mắt của 2lift tại giải Rift Rivals lần này.
Với các xạ thủ có độ cơ động ở mức từ kém cho tới trung bình mà Doublelift sử dụng ở giải đấu lần này (trừ Tristana), tuyển thủ người Mỹ đã thể hiện được sự chắc chắn và điềm tĩnh trong mọi trận đấu.
34960358794_a5d0c918ae_z
Phỏng vấn sau trận đấu căng thẳng với G2 Esports, xạ thủ của TSM đã có những phát biểu đúng chất “Doublelift“:  “Thật ra thi đấu với họ còn dễ hơn tôi tưởng tượng, tôi không nói đùa đâu. Tôi tưởng Jesiz và Rekkles sẽ thi đấu tốt hơn cơ nhưng mà họ đi đường tệ lắm”.

Michael “MikeYeung” Yeung

35651221741_39fa1b4c88_z
Tuyển thủ đi rừng của Phoenix1 chính là người được bầu chọn là MVP của giai đoạn vòng bảng. Thành tích 4-2 của P1 ở vòng bảng với những chiến thắng trước Unicorns of Love (2 lần) hay G2 đều có những đóng góp quan trọng của anh chàng từng leo lên rank Thách Đấu từ hồi… 13 tuổi.
Leesin là quân bài đi rừng được MikeYeung sử dụng nhiều ở Rift Rivals lần này
Tại Rift Rivals 2017, MikeYeung đã thể hiện tốt khả năng tấn công các khu vực đường cũng như tạo ra các bước ngoặt trong những tình huống giao tranh khi sử dụng những vị tướng cực kỳ cơ động như Lee Sin hay thậm chí là Nidalee – cô nàng hoá báo hiếm khi xuất hiện trong thời gian gần đây. Người hâm mộ P1 hi vọng rằng phong độ ấn tượng của MikeYeung sẽ tiếp tục khi tổ đội Phượng Hoàng Lửa quay trở lại thi đấu tại LCS Bắc Mỹ, nơi họ đang không có được thứ hạng tốt.
Pha thoát thân ấn tượng của Lee Sin trong tay MikeYeung.

Kiss “Vizicsacsi” Tamás

34991838423_ee1854b614_z
Ngôi sao đường trên người Hungary được coi là một trong những người chơi Gnar tốt nhất tại châu Âu cũng như tại Rift Rivals lần này. Gnar của Vizicsacsi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ từ giai đoạn đi đường cho tới sau này là các pha giao tranh, với mọi kèo đấu với Kled hay Renekton. Trong trận thắng của UOL trước TSM ở vòng bảng thì Gnar của Vizicsacsi là người chơi có chỉ số lính cao nhất trận đấu. Đáng tiếc là trong trận Chung kết thì Gnar của anh chàng này cũng như toàn đội UOL đều không thể hiện được quá nhiều trước đương kim vô địch LCS Bắc Mỹ.
Tình huống băng vào 1vs5 mở giao tranh cực kì ấn tượng của Vizicsacsi trong trận đấu với C9.

Søren “Bjergsen” Bjerg

35413243600_de5b704d7d_z
Lần Homecoming của Bjergsen tại Rift Rivals lần này thực tế không phải là màn trình diễn xuất sắc nhất mà chúng ta có thể thấy từ  tuyển thủ người Đan Mạch. Vẫn có những tình huống thi đấu không thành công, một vài pha xử lí lỗi nhưng nhìn chung những đóng góp của Bjergsen vào chức vô địch của TSM vẫn đủ để anh lọt vào phần Top 5 mà các bạn đang đọc.
35668410761_c610a9dbee_z
Lượng tướng đường giữa mà Bjergsen mang đến Rift Rivals lần này là khá lớn, từ các pháp sư hàng đầu như LeBlanc, Cassiopeia, Kassadin, Syndra cho tới “ngôi sao chống chịu” ở thời điểm hiện tại là Galio. Việc TSM có một xạ thủ chắc tay như Doublelift ở giải đấu Rift Rivals (s0 với WildTurtle ở MSI 2017) cũng giúp giảm tải phần nào gánh nặng phải gây sát thương trong giao tranh của Bjergsen.
Pha 1vs2 thành công của Bjergsen.
jb-intro-divider-2
tylebongda Web Developer

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét