Cạn lời với mấy ông 'thần' này....
Không tự sinh ra cũng không mất đi, tù thần trưởng chỉ…chuyển từ đội này sang đội khác
“Tù trưởng” là khái niệm không hề xa lạ, nổi lên từ mùa giải VCS Mùa Xuân 2018, nhiều “tù trưởng” đã trở thành tên tuổi và thậm chí…tiếp tục phát huy trong giai đoạn Vòng bảng VCS Mùa Hè vừa qua. Không còn là “tù trưởng truyền thống“, từ đây khái niệm mới “Tù thần trưởng” đã ra đời. Không chỉ là “feed như điên” hay “thi đấu dưới sức”, các tù thần trưởng giờ còn bổ sung khả năng “Tạo đột biến cho…đội bạn” – một phiên bản nâng cấp thực sự đáng chú ý!
OK, nói vui thế đủ rồi. VCS Mùa Hè 2018 đã chính thức kết thúc giai đoạn Vòng bảng cuối tuần vừa qua, bên cạnh đội hình tiêu biểu , đội hình gây thất vọng thì đây cũng là những cái tên đáng lưu tâm khi cá nhân họ chưa thể đóng góp được nhiều cho đội tuyển của mình, đồng thời là một phần nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả chung toàn đội.
Heaven – Cherry Esports
Cá nhân đầu tiên và không hề xa lạ khi đã góp mặt trong danh sách Tù trưởng từ mùa giải trước, Heaventrong mùa giải VCS lần này “thay team nhưng chưa đổi vận“. Lối chơi kiểm soát cố hữu của anh vẫn chưa thể bắt kịp với phong cách giao tranh liên tục đang thống trị VCS hiện tại, chính vì vậy ngay từ các trận đấu bản lề đầu giải đấu, Heaven đã luôn bị người đi rừng đội bạn thi đấu trên cơ và không thể hiện được ảnh hưởng lên trận đấu.
Thường xuyên bị đối thủ bắt bài, kiểm soát lối chơi vẫn là điểm yếu cố hữu của Heaven
Đã có những sự nỗ lực của tuyển thủ này để bắt kịp với META như việc sử dụng lựa chọn cặp đôi Hỗ trợ-đường giữa với Braum hay thử nghiệm một số vị tướng với khả năng tạo đột biến nhưng kết quả vẫn chưa thực sự khả quan. Heaven sẽ cần cố gắng rất nhiều trong việc thay đổi và cải tiến lối chơi nếu không muốn tiếp tục xuất hiện trong danh sách này vào mùa giải tới.
Một sự nỗ lực “thích nghi” của tuyển thủ này dù chưa mang lại kết quả khả quan.
Archie – GAM Esports
Tuyển thủ kì cựu của Liên minh Huyền thoại Việt Nam đang dần đi xuống trong phong độ, điều được thể hiện qua màn trình diễn của anh.
Bao giờ cho tới Archie của ngày xưa?
Vẫn thường xuyên sử dụng những vị tướng có khả năng tạo đột biến cao như Shen, Alistar, Morgana hay Pyke nhưng vấn đề tuổi tác chắc chắn đã ít nhiều ảnh hưởng tới khả năng xử lý của tuyển thủ này. Không còn là những cú “Khoá bóng tối mang về Baron” của quá khứ, Archie sử dụng những vị tướng đột biến nhưng không thể tạo nên đột biến hoặc ít ảnh hưởng lên trận đấu. Trừ một số khoảnh khắc loé sáng, đã nhiều lần người hâm mộ suốt mùa giải vừa qua phải chứng kiến những pha “Vô Ảnh Bộ + Tốc biến” thất bại từ anh. Một lối chơi an toàn hơn đã được anh thể hiện trong những tuần đấu cuối, dù vậy điều này lại làm anh trở nên mờ nhạt, tiêu biểu như ván thua quyết định với Phong Vũ Buffalo trong tuần đấu thứ 6. Không hề dễ để xử lý các vấn đề từ chuyên môn, Archie cũng như ban Huấn luyện của GAM sẽ cần có những cân nhắc kĩ lưỡng để sẵn sàng cho mùa giải tiếp theo.
Sự mờ nhạt của vị tướng hỗ trợ mang tính đột biến cao trong tay Archie chính là nguyên nhân phần nào dẫn tới trận thua đắt giá trước PVB
Blazes – GAM Esports
“Tù thần trưởng” tiêu biểu của GAM mùa giải này, nếu như những vấn đề về kĩ năng hay bộ tướng là vấn đề của hai tuyển thủ kể trên, vấn đề lớn của Blazes lại nằm ở cách đánh.
Blazes sẽ cần cực kỳ nỗ lực trong việc cải thiện lối chơi của mình
Thi đấu quá chủ động khi cần thiết, nhưng lắm lúc cũng có những tình huống bị hạ gục cực kì ngớ ngẩn, dù là giải quốc nội hay tại đấu trường quốc tế, bản lĩnh thi đấu và sự bình tĩnh trong xử lý của tuyển thủ này vẫn cần cải thiện nhiều. Liên tục là các tình huống bị hạ gục khi còn đầy đủ phép bổ trợ, hớ hênh trong di chuyển và bị bắt lẻ, mỗi lần xuất hiện của Blazes vẫn chưa thể mang lại sự an tâm cho người hâm mộ. Khi có cho mình các vị tướng được đánh giá là “cửa trên“, Blazes cũng chưa thể hiện được kĩ năng cá nhân tốt và thậm chí vẫn thua đường dù hơn về chất tướng. Để xứng tầm là người chơi đường giữa của đội tuyển hàng đầu, giai đoạn nghỉ ngơi dài tới đây sẽ là khoảnh thời gian quý báu để anh có những thay đổi phù hợp trong một sự trở lại ấn tượng hơn vào mùa giải tới.
Sự “chủ động” trong di chuyển của Blazes đã sớm mang về hai mạng hạ gục cho FFQ ngay từ phút thứ 3.
YiJin – EVOS
Trái ngược với màn thể hiện ấn tượng tại VCS Mùa Xuân 2018, MVP của giải đấu đã nhiều lần “đánh mất mình” suốt giai đoạn Vòng bảng VCS Mùa Hè vừa qua.
Sự trưởng thành được chờ đón ở YiJin có vẻ vẫn chưa tới?
Thi đấu ấn tượng từ quá khứ và được đánh giá là cực kỳ tiềm năng, đặc biệt tại MSI 2018, người hâm mộ đã kì vọng vào một sự thể hiện thật sự chắc chắn, an tâm từ tuyển thủ này. Trái ngược với điều đó, YiJin thi đấu tương đối thất thường, nhiều trường hợp đánh rơi lợi thế hoặc quá nôn nóng trong xử lý dẫn tới kết quả đáng tiếc. Ngay trước trận đấu cuối Vòng bảng, YiJin cũng bày tỏ mong muốn được người hâm mộ gọi là Tù trưởng vĩ đại, và thực sự màn thể hiện của anh đã khẳng định sự nghiêm túc trong danh hiệu ấy. Sử dụng chiêu cuối của Kindred khi Baron còn gần 1000 máu sau đó bị hạ gục và biếu nguyên bùa lợi Baron vào tay FFQ, tiếp sau đó là màn trừng phạt lỗi để DNK đơn phương cướp Rồng Ngàn Tuổi, YiJin sẽ cần nghiêm túc nhìn nhận và khắc phục nếu muốn tiến xa cùng EVOS ở vòng Play-offs sắp tới.
Màn thể hiện đã được tự dự báo từ “Tù trưởng vĩ đại” YiJin
BeeOne – Vikings Esports
Dù là đường dưới hay đường giữa, BeeOne vẫn giữ một phong độ “ổn định” xuyên suốt cả giải đấu.
Dù rất nỗ lực thay đổi, BeeOne vẫn chưa thể tìm được vị trí giúp mình tìm lại phong độ
Thi đấu nghèo nàn ở đường dưới trong suốt giai đoạn đầu giải đấu, BeeOne xạ thủ luôn mang tới những đánh giá tiêu cực về màn thể hiện trong tất cả các trận đấu của mình. Chuyển ra đường giữa, anh lại nhanh chóng trở thành điểm yếu dễ dàng bị khai thác bởi tất cả các đội tuyển khác ngay từ đầu trận đấu. Chênh lệch lớn về kĩ năng, hạn hẹp về bộ tướng và thiếu độ “quái” trong xử lý, BeeOne sẽ cần cân nhắc kĩ lưỡng về một vị trí phù hợp cho mình nếu không muốn là tâm điểm chỉ trích của mùa giải sau.
Khi BeeOne ra đường giữa, kết quả cũng chẳng thể khá khẩm hơn
Ynot – Cherry Esports
Hỗ trợ là vị trí có thể tạo ra sự đột biến lớn nhất với chất tướng, nhưng cũng dễ dàng trở thành “Tù trưởng” nhất khi sự bất cẩn trong những pha xử lý mấu chốt “bóp” cả đồng đội, Ynot là một hỗ trợ như vậy.
Màn thể hiện với phong độ thấp đã làm Ynot phải ngồi dự bị trong giai đoạn cuối của giải đấu
Thường xuyên tự tin sử dụng những vị trí có khả năng tạo đột biến cao nhưng cách thi đấu của tuyển thủ này lại không linh động, thiếu khả năng can thiệp các đường và không tạo được ảnh hưởng. Trong một số tình huống quyết định, Alistar của Ynot đã có lúc “cứu” tuyển thủ đội bạn và tự đánh mất lợi thế của đội mình. Sự bình tĩnh trong thi đấu chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng, Ynot sẽ cần rèn luyện thêm để sẵn sàng trở lại bản lĩnh vào mùa giải tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét