Tắt Quảng Cáo [X]

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Bài học rút ra từ 4 giải đấu hàng đầu của LMHT năm 2017


Gừng càng già càng cay!
Bộ khung của các đội ở mùa giải 2018 sắp tới đang dần được hình thành. Những dự đoán về việc ký kết với người đi rừng mới của TSM, các đội tuyển hàng đầu của LCK đều giữ nguyên đội hình, LPL “im thin thít” và sự kiện “chảy máu” nhân tài của LCS Châu Âu…Tất cả đều đang nằm trong tầm ngắm và được xem xét kỹ lưỡng. Nhưng trước lúc mùa chuyển nhượng kế thúc thì việc ngồi nhìn lại năm 2017 và rút ra kinh nghiệm cho năm 2018 sắp tới cũng rất quan trọng.

LPL: Giữ lại đội hình không có nghĩa lí gì cả!

mata-rng
Việc Mata ra đi là một cú sốc lớn đối với fan RNG
Trong khi các chuyên gia còn đang vui buồn lẫn lộn về Royal Never Give Up và EDward Gaming sau khi Kim “Deft” Hyuk-kyu và Cho “Mata” Se-hyeong rời đi thì Oh My God và I May lại có những nước đi cũng bất ngờ không kém. Cả hai đội kể trên đều thay đổi người đi rừng vào phút chót, I May tuyển Tu “Ben4” Xincheng còn OMG thì là Chen “World6” Yutian. Hai tuyển thủ này đều chưa hề có chút kinh nghiệm thi đấu nào ở LPL.
I May có một khởi đầu rất tốt nhờ vào khả năng cấm chọn vượt trội của HLV Son “Kezman” Dae-young nhưng dần dần họ bắt đầu đạt tới giới hạn. Trong phần lớn thời gian mà I May thi đấu trong năm 2016 & 2017, họ đều khăng khăng cho rằng khi xét về mặt cá nhân thì các tuyển thủ của mình đều không giỏi và thi đấu xoay quanh nhược điểm này. Nhưng họ lại không khá hơn là bao, I May chững hẳn lại và đành ngồi ở hàng ghế khán giả để xem các đội khác đánh Play-offs.
timg-1
OMG.
Trái lại, OMG lại phải đánh trụ hạng trong cả hai mùa giải của năm 2016 nhưng sự can đảm của World6 đã soi sáng cho họ. Sự tiến bộ về mặt cá nhân của Han “S1mLz” Jin cho thấy một đội tuyển không tập trung cho lắm nhưng lại có một người gánh đội đáng tin cậy. Việc OMG trỗi dậy cũng không phải do “các đội khác chơi kém” vì các đội Trung Quốc đều thi đấu rất tốt ở các giải quốc tế trong năm nay.

LCS Châu Âu: Splyce, giữ nguyên đội hình để nhắm tới đỉnh cao

Splyce
Thành công của Splyce năm 2016 lại trở nên vô cùng xa vời vào năm 2017
Trong giai đoạn tiền mùa giải đầu năm nay, bình luận viên Martin “Deficio” Lynge va Mitch “Krepo” Voorspoels của LCS Châu Âu đã dự đoán rằng trong năm 2017 sẽ là đội tuyển cạnh tranh với G2 Esports cho ngôi vị đầu bảng. Khi ấy Krepo nói rằng:
“Những khó khăn mà chúng tôi mới nói tơi và dự đoán các đội tuyển như Fnatic hay Origen sẽ gặp phải thì hoàn toàn không phải vấn đề gì với Splyce”
Số đông cộng đồng Châu Âu cũng đồng tình với việc nhận định này. Splyce đã đứng thứ 2 tại giải LCS Châu Âu mùa hè năm 2016 và chắc rằng năm sau thòng lọng của họ sẽ lại tiếp tục siết chặt các đội Châu Âu khác. Nhưng những vấn đề do việc phát triển kém và sự đình trệ đã níu chân Splyce, đội tuyển mà đã giữ nguyên hay có thể nói là không hề thay đổi đội hình.
34312832733_29d42fa5dd_z
Odoamne sẽ là người của Splyce vào năm 2018
Chí ít thì Krepo và Deficio đã nhận ra được những điểm yếu ấy của Splyce dù khi đó giai đoạn mùa hè đã gần kết thúc. Chiến thuật của Splyce chỉ gói gọn trong ba chữ “gank đường trên” và điều đó đã khiến họ không thể ngóc đầu lên nổi. Có lẽ mọi người sẽ cho rằng Châu Âu không mang lại được những thách thức hấp dẫn để thúc đẩy các đội tuyển, hay do trình độ chung của khu vực còn thấp, nhưng nếu chúng ta thấy một đội tuyển thất bại trong việc phát triển trước cả khi meta chuẩn bị thay đổi lớn thì đội tuyển đó không xứng đáng có được sự nhân nhượng mọi người. Mọi chuyện không còn chỉ xoay quanh việc thi đấu đoàn kết hay gắn bó với nhau, mà còn là đánh giá được những rủi ro tiềm tàng trong hệ thống.

LCS Bắc Mỹ: FlyQuest không phải là thảm hoạ

flyquest-hai-1
Trong mọi thảm họa của Thể thao điện tử thì đều tiềm ẩn một huyền thoại. Khi FlyQuest quyết định mua lại và giữ nguyên toàn bộ đội hình của C9 ở giải Thách Đấu thì nói rằng họ bị đánh giá thấp là một lời nhận xét “vô cùng nhẹ nhàng”. Trong bảng xếp hạng các tuyển thủ tại LCS Bắc Mỹ, ngay cả của ESPN, đội tuyển của Hai “Hai” Lam chỉ được xếp hạng cao nhất là ở vị trí thứ 8 của khu vực và Galen “Moon” Holgate còn bị cho rằng là một phiên bản lỗi khi so với người đi rừng trước đó của C9 tại giải thách đấu là Contractz.
Khi các tuyển thủ nổi tiếng của LCK như Kim “Ssumday” Chan-ho ồ ạt tràn vào LCS Bắc Mỹ thì việc người ta nghĩ rằng đội hình của FlyQuest sẽ bị đối thủ đè bẹp cũng là một điều dễ hiểu. Đến cả bản thân họ cũng bắt đầu dùng các chiến thuật dị khi mà bị đối thủ bắt bài cơ mà.
Tim Sevenhuysen xếp FlyQuest ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng và còn cho rằng Hai “Hai” Lam không phải là một tuyển thủ có thể “tạo ra phép màu”. Cho dù đó có là sự thật thì Hai cũng đã chứng minh rằng sự dứt khoát sẽ giúp bạn giành chiến thắng ở LCS Bắc Mỹ. Các đội tuyển đã phức tạp hóa vấn đề bằng cách đem các ngôi sao nước ngoài về mà chẳng nghĩ gì tới bản sắc của đội tuyển. Góc nhìn rất đơn giản đối với việc kiểm soát Baron và đi roam ở đường giữa của FlyQuest chính là thứ đã tạo nên cái “chất riêng” của họ và giúp họ tiến xa hơn trong giai đoạn nửa sau của mùa giải (Đánh bại DIG ở vòng loại khu vực chính là thành tựu cuối cùng của họ).
Fly-lemon
Nhưng trên hết ví dụ về FlyQuest đã dạy chúng ta thấy một điều, mà lịch sử cũng cho thấy điều đó, chính là việc cộng đồng rất nhanh chóng đánh giá thấp một tuyển thủ chỉ qua kĩ năng cá nhân của họ. Chẳng mấy ai biết điều gì giúp cho một đội tuyển thành công và sự nghiệp của các tuyển thủ như Hai hay Daerek “LemonNation” Hart đã bị “dìm chết” trước khi họ kịp thể hiện toàn bộ tiềm năng của mình

LCK: Mùa giải cạnh tranh căng thẳng nhất từ trước đến nay

KT
Mùa giải vừa qua “Đội hình toàn sao” của KT đã thất bại cực kì cay đắng
Thời điểm SKT thông báo chiêu mộ thành công tuyển thủ Han “Peanut” Wang, và khi KT Rolster tập hợp đội hình siêu sao với sự trở về của Deft và Mata, khu vực LCK trở nên nóng hơn bao giờ hết. Mùa giải năm nay, đế chế SKT đã sụp đổ, thế nhưng vẫn không ai lật đổ được “ách thống trị” mà những đội tuyển Hàn Quốc “áp đặt” tại các đấu trường quốc tế.
SKT đã thể hiện màn trình diễn kém cỏi nhất trong lịch sử thi đấu của mình tại giải đấu LMHT lớn nhất hành tinh, khi phải tiến tới tận ván đấu cuối cùng trong trận Bo5 với Misfits Gaming – một đội tuyển được đánh giá yếu hơn họ rất nhiều. Lần đầu tiên kể từ năm 2015, có một đội tuyển giành hạng nhất ở giai đoạn vòng bảng trong một bảng đấu có đội tuyển thuộc khu vực LCK. Samsung tuy gặp một chút khó khăn với Longzhu trong giai đoạn đầu, nhưng họ đã thi đấu vượt trội hơn hẳn đương kim vô địch LCK ở trận tứ kết, và qua đó tiễn luôn hạt giống số 1 Hàn Quốc trở về quê hương.
Nếu như phải rút ra một bài học ở giai đoạn tiền mùa giải 2017, thì đó là bài học nhãn tiền ở khu vực LCK. Đây là mùa giải mà những đội tuyển “luôn tự bồi dưỡng và phát triển tuyển thủ của mình” đã bắt đầu chuyển sang tập hợp các siêu sao. Đây là năm mà giá trị thương hiệu và quyền lực của những “ngôi sao” có ảnh hưởng lớn hơn cả phong cách thật sự. Năm nay là năm mà SamSung giữ nguyên đội hình chắp vá gồm tân binh, những tuyển thủ “hết thời”, “không ăn nhập” và… giành chức vô địch CKTG
ssg
Trong khi đó một SSG không quá nổi bật trong suốt mùa giải lại có được chức vô địch thế giới
Các nhà phân tích trước khi đặt ra các bảng xếp hạng, đánh giá những màn trình diễn mà các đội tuyển đe lại, thì hãy nhớ về bài học này. Vấn đề không phải là nhờ thi đấu đoàn kết, cũng không nhờ vào những nỗ lực vượt khó vươn lên, và việc sở hữu siêu sao trong đội hình không thật sự giải quyết được điều gì cả. Điều quan trọng, phải biết mình là ai và tận dụng điều này ra sao. Đừng nhanh chóng đánh giá thấp một tuyển thủ “hết thời” bởi năm nay, chính họ là những người thống trị vương triều LMHT.
Theo ESPN.

tylebongda Web Developer

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét